Thuật ngữ ”Dịch vụ công” lần đầu tiên được Nghị quyết TW 7( Khóa VIII-Năm 1999) ghi nhận. Nó tiếp tục lại được Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khóa 11 sử dụng trong các văn kiện của mình. Theo thời gian Dịch vụ công(DVC) được cụ thể hóa trong các văn bản của các cơ quan nhà nước và đi vào nền kinh tế và đời sống xã hội. Từ đó đến nay được hơn 20 năm, DVC đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần làm cho xã hội dân chủ, công bằng và văn minh hơn. Cung cấp DVC về thống kê đã được Chính phủ giao nhiệm vụ và quyền hạn cho Tổng cục Thống kê( TCTK) từ rất sớm trong Nghị định số 101/2003/N Đ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức TCTK. DVC về thống kê cũng đã góp phần xứng đáng riêng có của mình vào xác định vai trò không thể thiếu được của DVC nói chung.
Vậy, DVC về thống kê là gì? Gần 20 năm qua, nó đã thể hiện trong nền kinh tế và đời sống xã hội như thế nào? Hàm ý phát triển cung cấp DVC về thống kê cho TCTK ?
Sự cần thiết của cung cấp dịch vụ công về thống kê
Thứ nhất, tính chính trị: Thuật ngữ ”Dịch vụ công” lần đầu tiên được Nghị quyết TW 7( Khóa VIII-Năm 1999) ghi nhận. Đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa đưa DVC vào giải pháp thứ 7, trong nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch 5 năm(2001-2005). Vì thế, TCTK là cơ quan trong hệ thống chính trị phải thực hiện nghị quyết của Đảng.
Thứ hai, tính pháp lý: Năm 2001, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ. Trong luật này qui định: Chính phủ có nhiệm vụ cơ bản” Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công” ; Bộ và cơ quan ngang bộ có chức năng” Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành , lĩnh vực”. Đây là lần đầu tiên qui định về dịch vụ công trong luật. Hơn thế nữa, tại Nghị định số 101/2003/N Đ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức TCTK , Chính phủ lần đầu tiên đã giao nhiệm vụ, quyền hạn cho TCTK: “ 17. Quyết định các chủ chương, biện pháp, chỉ đạo hoạt động DVC trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung theo qui định của pháp luật;”. Trong các nghị định, quyết định sau này qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức TCTK đều có nhiệm vụ về DVC. Tại Quyết định số 10/2020/Q Đ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức TCTK cũng qui định:”19. Thực hiện cung cấp DVC về thống kê”. Như vậy, cũng như các cơ quan hành chính khác, TCTK phải thực hiện cung cấp DVC về thống kê công khai, bình đẳng và hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức và các nhân có nhu cầu sử dụng thông tin thống kê(TTTK).
Thứ ba, tính thực tiễn: Bản chất của TTTK mang tính pháp lý phản ánh tình hình KT-XH và còn không ngừng được nâng cao chất lượng nên nó trở thành nhu cầu tất yếu, thậm chí ngày càng tăng lên của mọi đối tượng sử dụng TTTK. Hơn thế, chủ thể sản xuất và sử dụng TTTK, dữ liệu thống kê còn được qui định cụ thể trong Luật Thống kê. Vì thế, muốn giải quyết mối quan hệ cung cầu này tất yếu chủ thể -TCTK phải cung cấp sản phẩm của mình cho chủ thể - Cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông qua DVC. Kinh tế và xã hội phát triển nhanh làm phát sinh nhu cầu về TTTK ngày càng nhiều cả về lượng và chất thì TCTK lại càng phải đẩy mạnh việc sản xuất và cung cấp nhanh, kịp thời, đầy đủ và chất lượng TTTK cho người sử dụng.
Những tính chất trên là căn cứ để khẳng định khách quan và rất cần thiết phải phát triển cung cấp DVC về thống kê cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân sủ dụng TTTK. TCTK và cơ quan thống kê bộ, ngành chỉ có phát triển thực hiện cung cấp DVC về thống kê mới khẳng định vai trò, vị trí và tín nhiệm mình đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng TTTK; Góp phần xứng đáng của mình vào công cuộc xây dựng nước ta nhanh thành nước hiện đại.
Tổng quan chung về thực hiện dịch vụ công về thống kê
Thứ nhất, theo Luật Giá: Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách dời nhau, bao gồm dịch vụ trong các ngành sản phẩm Việt Nam theo qui định của pháp luật.
Dịch vụ có nhiều loại, dịch vụ của khối công quyền được xếp vào nhóm dịch vụ bao hàm sản xuất. Dịch vụ của khối công quyền là dịch vụ công. Dịch vụ công là dịch vụ nhằm phục vụ tất cả mọi thành viên của cộng đồng. Nó thường được do Chính phủ cung cấp cho người sống trong phạm vi quyền hạn, trực tiếp. Luật Tổ chức Chính phủ còn qui định:” Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các DVC thuộc ngành, lĩnh vực”. Mặt khác, DVC còn là những hàng hóa dịch vụ, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệp vào, việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.
Theo Khoản 12, Điều 3 của Luật Thống kê: Hoạt động thống kê nhà nước là hoạt động thống kê theo chương trình thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà nước thực hiện”. Mà hoạt động thống kê có đối tượng riêng và quá trình sản xuất TTTK riêng, vì thế nó là một lĩnh vực, ngành trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Vậy, DVC về thống kê là dịch vụ công về ngành, lĩnh vực thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, trong đó có TCTK thực hiện. Còn các hoạt động của thống kê ngoài nhà nước, Luật Thống kê qui định là “2. Thực hiện dịch vụ thống kê”.
Thứ hai, hoạt động thống kê là một quá trình bắt đầu là thu thập dữ liệu, sau đó tổng hợp, phân tích và cuối cùng là công bố, phổ biến TTTK. TCTK thực hiện hoạt động này chính là hoạt động thống kê nhà nước do Luật Thống kê qui định. Quá trình này đã được TCTK xây dựng và ban hành “ Qui trình sản xuất TTTK cao cấp” gồm 7 bước. Sản phẩm của hoạt động thống kê tạo ra chủ yếu là TTTK. TTTK là “ Hàng hóa” đặc biệt được TCTK cung cấp cho người sử dụng thông qua thực hiện DVC về thống kê. Hơn nữa, các Thống kê viên cao cấp, Thống kê viên chính và Thống kê viên của TCTK là những người rất chuyên nghiệp, có năng lực, trách nhiệm và tinh thông nghề thống kê. Ngoài việc tham gia vào qui trình sản xuất TTTK, họ còn tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học thống kê; Làm chuyên gia và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho một số cơ quan thống kê trong khu vực….Đặc biệt, trong Luật Thống kê còn qui định TCTK kiểm tra và hướng dẫn công tác thống kê bộ, ngành; Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ thống kê(Chế độ báo cáo, phương án điều tra, phân loại, hệ thống chỉ tiêu thống kê của bộ, ngành và phương án điều tra do UBND tỉnh, thành phố ban hành). Để cụ thể hóa các qui định này của Luật Thống kê, Chính phủ và Thủ tướng đều giao thành 2 nhiệm vụ và quyền hạn trong tất cả các văn bản qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức TCTK từ năm 2003 đến nay. Quyết định số 10/2020/Q Đ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức TCTK, Thủ tướng giao nhiệm vụ, quyền hạn cho TCTK: Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ thống kê(Khoản 7, Điều 3) và thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê( Khoản 19, Điều 3); Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê( Khoản 15, Điều 3). Vì thế, “ Thực hiện cung cấp DVC về thống kê” của TCTK phải gồm 2 loại chủ yếu sau:
+ Thẩm định Chế độ báo cáo thống kê, Phương án điều tra thống kê;
+ Thẩm định Hệ thống chi tiêu thống kê, Phân loại thống kê bộ, ngành;
+ Số liệu thống kê.
- (2). Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thống kê:
+ Cung cấp thông tin thống kê;
+ Đào tạo và tư vấn thống kê;
+ Tổ chức cuộc điều tra thống kê.
Cả hai loại hình DVC về thống kê này đã và đang được TCTK tổ chức thực hiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong gần 20 năm qua.
Thứ ba, DVC ở nước ta có 3 loại: Dịch vụ sự nghiệp công( DVSNC); dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ hành chính công( DVHCC).
Thứ tư, hoạt động thẩm định chuyên môn nghiệp vụ thống kê của TCTK đủ điều kiện cần và đủ để thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trên trang Web của TCTK như nhiều TTHC khác( Nó cũng giống như một số TTHC về “Lập và thẩm định” của Bộ KH&ĐT hoặc TTHC “Thẩm định Đề án vị trí việc làm” của Bộ Nội vụ cho các Bộ, ngành).
Một đặc trưng của DVHCC là những hoạt động không vụ lợi, nếu thu tiền thì thu dưới dạng lệ phí để nộp ngân sách nhà nước. Các DVHCC về thẩm định của Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Nội vụ không có lệ phí.
Còn DVSNC thường được giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện. Nội dung DVSNC về thống kê có thể giao cho các đơn vị sự nghiệp có chức năng và năng lực làm trong bộ máy tổ chức của TCTK. Hiện nay nhà nước thực hiện cải cách hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp để vừa cung cấp nhiều dịch vụ cao cấp cho nền kinh tế và đời sống xã hội, vừa phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, vừa chủ động tiến nhanh tới cơ chế tự chủ.
Nghị định 60/2021/N Đ-CP, ngày 21 tháng 6 năm 2021 “qui định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sụ nghiệp công lập” của Chính phủ và có hiệu lực từ 15/8/2021. Nghị định qui định: (1) DVSNC sử dụng ngân sách, tên của nó được xác định trong mục lục của Nghị định, thu tiền thông qua phí và giá dịch vụ sự nghiệp công, (2) DVSNC không sử dụng ngân sách, thu tiền thông qua giá DVSNC. Giá này được đơn vị sự nghiệp công(ĐVSNC) tự quyết định đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Theo Nghị định này các ĐVSNC của TCTK có nguồn thu sự nghiệp từ nhiều nguồn, đầu tiên là nguồn thu từ hoạt động DVSNC. Phát triển cung cấp DVC về thống kê không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho, mà còn làm tăng cao nguồn thu cho đơn vị, đồng thời tăng thu nhập cho viên chức và người lao động.
Thứ năm, các cơ quan thống kê quốc gia Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều tổ chức các hoạt động dịch vụ thống kê. Họ cũng có các dịch vụ như TCTK đã và đang tổ chức thực hiện. Do có trình độ tiên tiến, hiện đại họ có thêm một dịch vụ nữa là dịch vụ hướng dẫn và chủyển giao phương pháp thống kê hiện đại cho cơ quan thống kê chậm phát triển. Nguồn thu của cơ quan thống kê quốc gia Thụy Điển có trên 10% là thu từ dịch vụ thống kê( Bao gồm cả tiền ủy thác điều tra thống kê). TCTK đã cử đoàn sang học tập hoạt động này, tiền phải trả qua dự án SIDA của Thụy Điển.
Thực trạng thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê trong giai đoạn 2003-2020
Bắt đầu từ năm 2003, trong Nghị định số 101/2003/N Đ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức TCTK, Chính phủ đã giao cho TCTK nhiệm vụ và quyền hạn: “ 8. Thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ chế độ báo cáo, phương án điều tra …” và “ 17. Quyết định các chủ trương, biện pháp, chỉ đạo hoạt động dịch vụ công trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung. Tiếp theo đó, trong tất cả Nghị định số 93/2007/N Đ-CP, Quyết định số 54/2010/Q Đ-TTg và Quyết định số 10/2010/Q Đ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức TCTK, đều được Chính phủ và Thủ tướng giao hai nhiệm vụ và quyền hạn này. Tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ này cũng chính là tổ chức thực hiện hai loại dịch vụ công là DVHCC và DVSNC mà TCTK đã và đang tổ chức triển khai.
Vậy, thực trạng cung cấp dịch vụ công về thống kê trong giai đoạn 2003-2020 như thế nào ?
Thứ nhất, Dịch vụ hành chính công về thống kê-Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ thống kê:
Nếu như năm 2003, trong Nghị định 101/2003/N Đ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức TCTK, Thủ tướng chỉ giao cho TCTK thẩm định chuyên môn nghiệp vụ thống kê gồm chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê, thì đến năm 2020 bổ sung thẩm định thêm Hệ thống chỉ tiêu, phân loại, số liệu của thống kê bộ, ngành. Gần 20 năm qua TCTK đã luôn luôn làm tốt nhiệm vụ của cơ quan thẩm định từ công đoạn nhận hồ sơ, thẩm định và trả kết quả thẩm định. Trong quá trình đó TCTK còn hướng dẫn chú đáo, tận tình theo đúng khoa học thống kê, thời gian qui định cho các cơ quan thống kê nhà nước đưa hồ sơ đến thẩm định. Nhờ đó, các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ thống kê do Bộ, ngành ban hành ra kịp thời, đúng pháp luật, khoa học thống kê và khả thi.
Tuy nhiên, dịch vụ này trong quá trình tổ chức thực hiện còn có một số hạn chế, đó là :
Thứ hai, Dịch vụ sự nghiệp công về thống kê-Hoạt động nghiệp vụ thống kê:
Như trên đã chỉ ra, DVSNC về thống kê của TCTK gồm 3 dịch vụ. Năm 2003, ngay sau khi nhận nhiệm vụ của Chính phủ giao cho TCTK, năm 2004 Trung tâm Tư liệu được thành lập và có nhiệm vụ chủ yếu thực hiện nhiệm vụ này. Sau một thời gian, các dịch vụ trong khu vực Dịch vụ, thị trường dịch vụ ở nước ta phát triển đã đòi hỏi và tác động tích cực làm cho DVC nói chung, trong đó có DVSNC về thống kê được hoàn thiện và phát triển theo.Trong bối cảnh đấy, năm 2013 TCTK đổi tên Trung tâm Tư liệu thành Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ thống kê để đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn, nhu cầu ngày càng cao hơn cung cấp DVC về thống kê cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức giai đoạn nào cũng vậy, Trung tâm có nhiệm chính là cung cấp dịch vụ công về thống kê và tổ chức phù hợp với tính đặc thù và điều kiện của TCTK lúc bấy giờ. Dịch vụ công này không chỉ một mình Trung tâm thực hiện, mà có cả một số đơn vị trong ngành, trong đó có cả cơ quan thống kê ở địa phương. Trong suốt gần 20 năm TCTK đã đã hoàn thành nhiệm vụ này, với kết quả đáng ghi nhận cụ thể sau đây:
Tuy nhiên, DVSNC này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:
Hàm ý phát triển cung cấp DVC về thống kê cho TCTK
Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê là một nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng đã và đang giao cho TCTK, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này ắt phải phát triển cung cấp DVC về thống kê. Vậy, TCTK phải làm gì ?
TCTK nên chăng tổ chức thực hiện tốt hai nội dung sau:
Những hàm ý trên, TCTK có đủ điều kiện về pháp lý, nguồn lực, trình độ, kinh nghiệp….để phát triển cung cấp DVC về thống kê trong thời gian tới. Khi thực hiện cung cấp DVC về thống kê đáp ứng ngày càng đầy đủ và chất lượng nhu cầu cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dung TTTK, thì TCTK xứng đáng là một cơ quan hành chính trong “Nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân”( Trích Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XIII).
Chúng ta có thể tin tưởng trong thời gian tới đây, các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ là “ Thượng đế “ trong việc thỏa mãn DVC về thống kê do TCTK cung cấp. Trên hết là, TCTK sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “ Thực hiện cung cấp DVC về thống kê” mà Chính phủ và Thủ tướng đã giao cho./.
Tiến sĩ-Vũ Thanh Liêm
Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam